Saca - Cộng đồng người đọc Việt Nam

Lan tỏa giá trị đọc sách vì một Việt Nam phát triển

Việt Nam sử lược

Tác giả: Trần Trọng Kim
Công ty phát hành: Nhã Nam

Giá bán: 380,000đ

Giá bìa: 380,000

  • Thành viên mua sách có mức chiết khấu từ 20 đến 35% (tùy theo hạng thành viên)
  • Sách được nhận tối đa 07 ngày từ khi quý khách thanh toán đơn hàng

Giới thiệu

GIỚI THIỆU SÁCH
Cái nghĩa vụ làm sử, tưởng nên kê cứu cho tường tận, rồi cứ sự thực mà nổi, chứ không nên lấy lòng yêu ghét của mình mà xét đoán. Dẫu người mình ghét mà có làm điều phải, mình cũng phải khen; người mình yêu mà có làm điều trái, mình cũng phải chê”

-TRẦN TRỌNG KIM

Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim xuất bản lần đầu năm 1920, dựa trên những nghiên cứu trước đó như Nam sử tiểu học và Sơ học An Nam sử lược từ những năm 1914 -1917, là bộ thông sử viết bằng chữ quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam được soạn theo phương pháp hiện đại.

Với Việt Nam sử lược, sử học Việt Nam lần đầu tiên có một công trình thoát ly được khỏi lối chép sử biên niên truyền thống của Trung Quốc vốn chỉ nêu lên từng sự kiện riêng lẻ, rời rạc. Việt Nam sử lược trình bày các diễn biến lịch sử thành một câu chuyện liên tục và hấp dẫn, cho người đọc thấy được mối liên lạc nhân quả, biện chứng giữa các sự kiện xảy ra theo dòng thời gian. Ngoài ra, khác với lối chép sử của các sử thần thời phong kiến thường chỉ chú ý ghi chép hành vi, hoạt động của vua chúa quan lại, những cuộc tranh bá đồ vương, Việt Nam sử lược trái lại đã bắt đầu chú ý nhiều đến những sự kiện liên quan đời sống thực tế của dân chúng, sinh hoạt của xã hội, phong tục, tín ngưỡng, v.v… Tất cả đều được thể hiện với một thái độ điềm tĩnh, khách quan, và công bằng đúng như một sử gia cần có.

Từ lâu đã được coi là tác phẩm kinh điển của sử học Việt Nam, cũng là cuốn sách để đời của học giả Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược hiện vẫn là bộ tín sử ngắn gọn súc tích, dễ nhớ dễ hiểu, sinh động và hấp dẫn nhất từ trước đến nay. Một kiệt tác luôn cần được đọc và đọc lại.


 

Thông tin tác giả(dịch giả)

Thông tin chi tiết

Nhà xuất bản Hội nhà văn
Trần Trọng Kim
Đơn vị cuốn
Số trang 534

Thảo luận