“Không bao giờ tôi khuyên dạy những người nghèo khổ làm kẻ hèn nhát, dửng dưng và nhu nhược … Tôi đến không phải để mang lại hòa bình cho thế giới này, mà mang gươm đến và mang lửa đến, và tôi rất mong muốn cho ngọn lửa đó cháy bùng lên! … Tình yêu thương thôi thúc tôi bảo vệ những con người bị xua đuổi và tuyên chiến với những kẻ độc tài chuyên chế; vì tình yêu cái thiện tôi chiến đấu với cái ác, bởi vì không thể nào yêu thương người nghèo mà không tranh đấu vì họ …”
Đôi nét về tác giả Miguel Otero Silva:
Miguel Otero Silva (26/10/1908 - 28/8/1985)
Ông là một nhà văn Venezuela, và là một nhà báo hài hước và một chính trị gia đại tài. Hiện nay, vẫn còn một số tham khảo rất lớn trong văn học Venezuela, các tác phẩm văn học và báo chí của ông liên quan chặt chẽ đến lịch sử xã hội và chính trị của Venezuela. Trước khi thành lập chế độ dân chủ năm 1958, ông bị buộc phải lưu vong nhiều lần; sau đó, ông được bầu vào Thượng viện Venezuela.
Giới thiệu Sách “Đấng Cứu Thế”:
Một tác phẩm văn học dịch do cố dịch giả Đoàn Tử Huyến đã tâm huyết tạo nên: “Đấng Cứu Thế”. Sau “Đêm Sau Lễ Ra Trường” lấy đi biết bao nhiêu xúc cảm của bạn đọc, thì đến “Đấng Cứu Thế” lại cho chúng ta bài học có ý nghĩa triết lý nhân sinh sâu sắc.
Chúng ta biết rằng, Giesu Nadaret không phải là hiện thân của một con người nhẫn nhịn chịu đựng hay bị thụ động; anh ta cũng không chiến đấu chống lại cái ác. Mà ở đây hình tượng nhân vật này hiện thân cho một người chiến sĩ đấu tranh và chiến thắng, vạch trần những bất công, vì quyền lợi của những người bị áp bức, vì tự do của các dân tộc trên thế giới.
Giesu Nadaret đã từng nói với Giesu Baraba rằng: "Không bao giờ tôi khuyên dạy những người nghèo khổ làm kẻ hèn nhát, dửng dưng và nhu nhược… Tôi đến không phải để mang lại hòa bình cho thế giới này, mà mang gươm đến và mang lửa đến, và tôi rất mong muốn cho ngọn lửa đó cháy bùng lên! … Tình yêu thương thôi thúc tôi bảo vệ những con người bị xua đuổi và tuyên chiến với những kẻ độc tài chuyên chế; vì tình yêu cái thiện tôi chiến đấu với cái ác, bởi vì không thể nào yêu thương người nghèo mà không tranh đấu vì họ…"
Chúng ta đang sống trong một thế giới hòa bình, tuy nhiên, qua kênh mạng xã hội hay kênh báo chí thì chúng ta vẫn được tiếp cận với chế độ phong kiến của Việt Nam xưa, hay chế độ quân chủ độc tài chuyên chế của người phương Tây. Và … chúng ta - những người trẻ thế kỷ XXI cảm thấy căm phẫn thế lực ngày xưa. Để đánh đổi hòa bình ngày hôm nay, đó là nhờ sự vượt qua khó khăn và thử thách, dẫu có nghèo đói nhưng ông cha ta đã đứng lên, bùng cháy ngọn lửa hồng và khẳng định chủ quyền lãnh thổ của mình.
Lời nhắn nhủ đến bạn đọc:
"Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích - nước nhà Việt Nam"
Dù thời thế đổi thay, cái đầy đủ tiện nghi đã lấp đầy, nhưng đâu đó vẫn còn những hoàn cảnh nghèo khó. Họ “giàu” tình yêu thương, họ chính là những người đang ngày đêm bùng ngọn lửa hồng sáng rực năm xưa để cứu rỗi lấy hòa bình ngày hôm nay. Dù chúng ta đang ở bất cứ nơi đâu, học ngôn ngữ & văn hóa nước bạn để hòa nhập với thế giới thì luôn ghi nhớ rằng “Phải luôn ghi nhớ lịch sử của nước nhà - Đó là cách bày tỏ thành kính và yêu thương kẻ nghèo khổ đã gìn giữ cho đất nước hôm nay”.
Link đặt mua sách:
https://nguoidoc.vn/sach/dang-cuu-the
Nam An