#haynhorangngaymaicontoi
Có lẽ chúng ta vẫn đang nhận định rằng tuổi 18 mới chính là tuổi mới lớn, nhưng có lẽ chúng ta đã sai, hoặc có thể chỉ mình tôi sai.
Tôi sinh ra và lớn lên ở tỉnh lẽ của miền tây, quê tôi yên bình lắm! có lũy tre lao xao giữa trưa hè gió lộng, quê tôi có con kênh vun bồi phù sa làm tươi tốt những bãi bồi, quê tôi có mái tranh nghèo vươn mùi khói lam những chiều buồn thấm đượm,… Tuy nhiên, yên bình nào cũng có lúc phải bão giông, rồi ngày giông bão cũng tới…
Hôm đó, trời hừng sáng, tôi nghe tiếng mẹ dọn đồ “rột rẹt” ở buồng bên cạnh giường – nơi tôi và cha nằm ngủ. Tôi vẫn cứ tưởng như mọi khi – tiếng mẹ tôi dậy chuẩn bị cấy mạ thuê cho người ở xóm trên. Cho đến khi tôi được cha lay dậy, tôi còn chưa kéo dứt tiếng ngáy ngủ thì cha bảo:
Xếp đồ vô túi đi nè, nhanh!
Tôi cũng chưa nhận thức được việc đó là việc cuối cùng tôi có thể làm ở tại ngôi nhà tôi gắn bó 18 năm… Tôi xa quê.
Hình như hôm qua có ai đến nhà và đưa cha mẹ tôi giấy tờ gì đấy có vẻ rất quan trọng, tôi thấy cha rất suy tư tay nâng chén trà còn tay kia thì cầm bút và mắt mẹ vốn đã sâu lại càng thêm sâu, tôi xem tivi tận ở trong buồng nên chẳng nghe tiếng mọi người nói gì cùng nhau. Tôi vô tình nhìn ra do tiếng của con Lu sủa về phía có ánh sáng lập lòe của đom đóm, chứ tôi cũng ít khi quan tâm việc của cha mẹ vì người lớn luôn bảo: “Con nít biết gì mà xen vào”. Có lẽ, chính buổi rạng sáng định mệnh ấy đã rẽ lối cuộc đời tôi sang một con đường khác – con đường của chênh vênh.
Tôi vừa thi xong trung học phổ thông Quốc gia vào hôm trước, thì sáng nay tôi đã phải dọn đồ ra khỏi cái nôi của tuổi thơ, nới khó khăn lắm cha mẹ tôi mới có thể tạo dựng. Cha mẹ tôi phải chắc chiu từng đồng trong những buổi dãi nắng dầm mưa để cấy lúa, lụm đất cày. Cha mẹ tôi đã không nở ăn con cá vừa bắt được để đổi lấy vài quyển tập 5 ô li cho tôi được đến lớp như chúng bạn – những trang vở thơm mùi lúa mạ và cả mồ hôi của mẹ cha, có lẽ quyển vở ấy chính là mảnh đất cha mẹ tôi muốn trồng nhũng bông hoa điểm 10, còn tôi..dùng mảnh đất ấy, để ươm mầm ước mơ và ngày càng trưởng thành.
Sau này khi lớn tôi mới biết, cha mẹ tôi thế chấp nhà để xoay vốn làm ăn. Nhưng vì thua lỗ mà phải bị tịch thu đi “cơ ngơi” ấy để trừ nợ. Tôi thấy trong mắt mẹ màu của sự thất vọng, mẹ tần tảo, cha cần cù chỉ mong cho tôi có được những ngày thơ không quá vất vả. Thật vậy! tôi chưa từng lội ruộng để mò cua, bắt ốc như đám bạn, tôi chưa từng nghe mùi cháy tóc khi dăn nắng đi làm cùng cha mẹ, tôi chưa từng bị lấm lem bùn đất dù trên ngón chân chứ chưa nói trên cả mái tóc như của mẹ. Nhưng, tôi vô tâm lắm khi đã trách rằng cha mẹ không cho tôi được giống con người ta. Đó là khi tôi cầm trên tay giấy báo trúng tuyển đại học trong căn phòng trọ vài chục mét vuông, tôi vui sướng khoe nó với cha mẹ về thành tích 12 năm trời tích góp mà tôi đạt được, nhưng đổi lại chỉ là sự im lặng. Lúc ấy, tôi chưa biết được những nỗi niềm của “người lớn” nên tôi cứ trách sao cha mẹ chẳng quan tâm đến việc tôi trúng tuyển, cha mẹ thờ ơ đến lạ. Nhưng khi đã đủ lớn thì tôi hiểu, có lẽ lúc ấy tôi vui một thì cha mẹ vui đến mười, nhưng gánh nặng cơm áo gạo tiền đã không cho phép cha mẹ tỏ bày cảm xúc. Giống như những bông hoa tuyết muốn khoe sự tinh khiết giữa nhân gian, phải đợi đất trời chuyển về đông. Vậy là ước mơ đại học của tôi bắt đầu bị dập tắt, thời gian trôi qua dần, sự háo hức trong tôi ngày càng nhạt. Chan bức tường trong căn phòng trọ như hằng lên chằn chịt những suy nghĩ rối bời, tôi muốn thoat ra khỏi sự khổ sở ấy nhưng không biết phải làm những gì.
Ngày hôm nay Sài Gòn mưa như trút nước, mẹ đi làm về trên chiếc xe honda không có kính chiếu hậu và tay mẹ cầm mọt bịt nước mía đã chảy hết đá. Người mẹ ướt nhem như những chiếc lá trước cổng khu trọ, tôi vô tâm chả thèm hỏi thăm mẹ lấy một tiếng mà chỉ nhìn chầm chầm vào chiếc tivi dầy cui trên gác xếp ộp ẹp – không gian của tôi.
Nấu cơm chưa con?
Đáp lại câu hỏi ấy là sự thờ ơ của đứa con ngốc nghếch. Tôi nghe tiếng mẹ cởi vội bộ đồ ướt nhem quăn vào thao giặc đồ, rồi tiếng vét nồi cơm để vo gạo bắt lên bếp. Tôi với xuống hỏi:
Rồi giờ con có đi nhập học không, mai tới hạn rồi?
Tiền đâu mà học?
Hai câu hỏi đến từ hai vị trí nhưng cùng chung một hoàn cảnh, có lẽ lúc ấy tôi đã quá cố chấp, cứ hỏi dù đã biết câu trả lời. Tôi buồn lắm, lúc ấy tôi không hiểu vì sao nước mắt cứ vậy mà trực trào. Tôi như một đứa trẻ vừa vòi mẹ mua một thanh kẹo nhưng bị từ chối, nhưng có lẽ nếu lúc ấy tôi là “người lớn’ thì cũng chỉ có thể làm vậy. sau này, khi nhớ lại câu chuyện ấy, tôi lại cảm thấy mình thực sự qua ích kỷ, tôi chỉ quan tâm đến tương lai của bản thân nhưng không chịu chấp nhận hoàn cảnh hiện tại của bản thân. Nếu lúc ấy, cha mẹ chấp nhận việc cho tôi nhập học thì ngoại trừ việc cơm áo gạo tiền như những nhu cầu hằng ngày trong cuộc sống, thì còn rất nhiều những khoản phát sinh như: học phí, đi lại,… Những khoản ấy ai sẽ lại lo, hay chỉ cha mẹ là phải gánh chịu. Căn phòng trọ lại trở về sự im lặng, chỉ còn tiếng mưa như dội vào tiềm thức của cậu trai vừa tròn mười tám nhìn mọi thứ qua lăng kính màu hồng.