Saca - Cộng đồng người đọc Việt Nam

Lan tỏa giá trị đọc sách vì một Việt Nam phát triển

C. S. Lewis - Bốn tình yêu

Tác giả: C. S. Lewis
Công ty phát hành: Xuất Bản Khác

Giá bán: 88,900đ

Giá bìa: 88,900

  • Thành viên mua sách có mức chiết khấu từ 20 đến 35% (tùy theo hạng thành viên)
  • Sách được nhận tối đa 07 ngày từ khi quý khách thanh toán đơn hàng

Giới thiệu

Sách C. S. Lewis - Bốn tình yêu

Nhà xuất bản Phụ Nữ Việt Nam

Năm xuất bản : 2024

Tác giả : C.S. Lewis

Người dịch : Nguyễn Công Nam

Số trang : 148

Khổ : 12.8 x 19.5

Trọng lượng : 500gr

ISBN : 9786044902449

 

Bốn tình yêu (1960) thuộc về loại thứ ba. Nó là tinh chỉnh của một xê ri các buổi nói chuyện trên đài phát thanh, thực hiện năm 1958. Người Hy Lạp có bốn chữ dành cho bốn tình yêu khác nhau, và trong cuốn sách này Lewis tuần tự nói về bốn tình yêu ấy. Tuân thủ nguyên tắc “Không có cái cao nhất nếu không có cái thấp nhất”, ông bắt đầu với :

* Tình Thân, thứ tình cảm cơ bản hơn cả. Đây là tình yêu nảy nở từ sự quen thuộc: tình yêu giữa cha mẹ và con cái, anh chị em trong nhà, giữa người và chó ăn ở lâu ngày, giữa một người với cái nhà thờ mấy trăm năm tuổi ở địa phương, v.v…, và gọi là cơ bản, bởi không có thứ tình yêu này, người ta không bước nổi những bước đầu đời (nghĩa đen), không gìn giữ nổi những thứ tình yêu khác: hãy thử tưởng tượng tình yêu lứa đôi không có Tình Thân!

* Kế đến Tình Bạn. Đây là tình cảm nặng “phần hồn”, ít “phần xác” nhất. Bạn hữu không cần, không đòi được bạn hữu chăm khi ốm, cho tiền khi túng, hôn sâu - đó là chức năng của những tình yêu khác. Bằng hữu kết tụ nhờ chung mối quan tâm, nhờ “cùng nhìn về một thứ”, không phải “nhìn vào nhau”. Chính vì thế, về nghĩa nào đó, những hoạt động của tình bạn ít mang màu sắc vị kỷ: tôi nói chuyện với bạn về tem, về xe phân khối lớn, về thả diều, chứ không phải về tôi.

* Thứ ba, là Luyến Ái, cái đôi khi hất cẳng tất tật những tình yêu còn lại ra khỏi khái niệm Tình yêu. Ái Tình làm người ta đắm đuối nhau: đó là cái khiến nó khác, thậm chí trái ngược, với Tình Bạn, cái vốn hướng những người bạn vào một đối tượng thứ ba. Nó rất “sinh lý”; nhiều người cho nó là “sinh lý” hơn cả. Thế nhưng tác giả để ý rằng, ở nơi thực sự có Luyến Ái, ham muốn thể xác đến sau cùng, không phải đầu tiên. Đầu tiên là sự mong mỏi, là trầm trồ trước một con người tự-nó-tốt, tốt mà không phải vì nó đã phục vụ nhu cầu hay ham muốn nào ở kẻ ngắm nhìn. Nhưng rồi nó có thể trở thành con quỷ, soán đoạt vị trí đáng lẽ là của các nghĩa vụ và tình yêu khác; Anna Karenina đã chẳng yêu như vậy sao?

* Cuối cùng mới là sự Yêu Thương mà người ta gặp ở I Cô-rinh-tô 13. Tất cả các tình yêu kia, ở mức độ nào, rồi cũng chỉ là một mặt của tình yêu này, cũng như một mặt phẳng nhỏ bé kia trên một viên kim cương nhiều mặt. Mẹ mà ta thương, Bạn mà ta trìu mến, Tình nhân ta say đắm, rồi cũng chỉ là một phần, một phản chiếu nhỏ bé của Ngài, Đấng mà ta đã yêu, quên mất mình đã yêu, và để được cứu thì phải học yêu lại. Mọi tình yêu “dự phần” - nói theo lối Plato - vào Tình yêu (của Ngài), và mọi vẻ đẹp chỉ là bóng của Đẹp, Đẹp mà ta chỉ tìm được nơi Ngài. Sự Yêu thương và Đức Chúa trời xa vời, trừu tượng ư? Đúng thế, nhưng chỉ ở đó người ta mới tìm được lời hứa huyền bí về sự vượt lên phận người, để yêu trên-người một cái gì đó Trên-người.

Thông tin tác giả(dịch giả)

Thông tin chi tiết

Nhà xuất bản Phụ Nữ
C. S. Lewis
Đơn vị cuốn
Số trang 148

Thảo luận